Hạ bệ Anne_Boleyn

Tiến trình điều tra

Nhà lý lịch học của Anne Boleyn là Eric Ives, cùng nhiều sử học gia khác đều nhất trí sự hạ bệ của bà là do một tay Thomas Cromwell đạo diễn[59][60]. Điều này được chứng minh qua cuốn Spanish Chronicle và thư từ của Chapuys đến Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã.

Sự mâu thuẫn giữa Anne Boleyn và Thomas Cromwell bắt đầu khi bà thảo luận việc phân phối thu nhập và chi tiêu của các nhà thờ. Theo đó, Anne muốn dùng chi tiêu cho việc từ thiện và giáo dục, và bà chủ trương tạo liên minh với Pháp. Trong khi đó Cromwell chủ trương lắp đầy quốc khố đang trống rỗng của nhà vua, và bản thân ông lại ủng hộ liên minh với Thánh chế La Mã hơn. Vì những lý do này, Ives nhận định:「"Anne Boleyn trở thành trở ngại lớn của Thomas Cromwell"」. Trái lại, nhà lý lịch học của Cromwell là John Schofield nhận định không có xung đột quyền lực nào xảy ra giữa Anne và Cromwell, và cho biết Cromwell chỉ thực sự can thiệp vào chuyện này khi nhà vua chỉ định và ủy quyền cho ông[61]. Cromwell cũng không cáo buộc Anne tội ngoại tình, dù về sau ông cùng các quan thần khác đã đồng lòng dùng cáo trạng này để tố cáo Anne trước Henry[62].

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1536, một nhạc công người Flemish của Anne Boleyn là Mark Smeaton đã bị bắt giữ và tra khảo bởi Thomas Cromwell. Ban đầu, Smeaton khai không phải tình nhân của Vương hậu Anne, song sau đó lại thú nhận, có lẽ là do bị tra tấn quá dữ dội hoặc được hứa thả tự do. Một triều thần khác là Sir Henry Norris cũng bị bắt giữ vào ngày 1 tháng 5 năm ấy. Trước đó, Sir Henry Norris vẫn đang phục vụ cho Vua Henry, và có vẻ ngay ngày hôm ấy thì nhà vua đọc được cáo trạng, nên đã trực tiếp ra lệnh bắt giữ Sir Norris. Ban đầu, Sir Henry Norris khăng khăng Vương hậu Anne Boleyn vô tội, song sau đó một cuộc hội thoại nghe lỏm được từ một số người, đã cáo buộc rằng Sir Norris hay ra vào phòng ngủ của Vương hậu một cách lén lút, và họ còn nghe được câu đối thoại rằng Anne Boleyn từng có âm mưu giết Quốc vương để sau đó cưới Sir Henry Norris.

Liên tiếp sau đó, Sir Francis Weston và Sir William Brereton đều bị bắt vì những cáo buộc tương tự. Nhà thơ Thomas Wyatt cũng bị triệu tập vì từng là bạn thân và cũng là một trong những người rất say mê Anne Boleyn trước khi bà được cưới cho nhà vua, tuy nhiên ngay sau đó được thả ra, có lẽ là do tình bạn giữa ông và Cromwell. Người bị cáo buộc cuối cùng có dính liếu đến Anne là em trai của bà, George Boleyn, vì tội loạn luân và phản quốc.

Bị kết tội

Ngày 2 tháng 5 năm ấy, Anne Boleyn bị đưa bằng thuyền đến Tháp London, và theo Eric Ives thì có vẻ như bà đã đi qua Court Gate trong Tháp Byward hơn là cánh cổng Traitors' Gate dành cho người có tội như Catherine Howard về sau. Có năm người phụ nữ được yêu cầu đi cùng Anne Boleyn vào Tháp London, để thuật lại hành vi của bà cho William Kingston, giám viên Tháp London, để ông ta thuật lại cho Thomas Cromwell. Những người ấy là:

  1. Elizabeth Wood, Lady Boleyn, người mợ của Vương hậu Anne qua hôn nhân với chú bà là James Boleyn;
  2. Anne Boleyn, Lady Shelton, cô của Vương hậu Anne, vợ của Sir John Shelton.
  3. Mary Scrope, vợ của William Kingston, và là một trong những người hộ tống Anne lên bục chém.
  4. Margaret Dymoke, vợ của Sir William Coffin, một quan quản ngựa cho Vương hậu Anne.
  5. Elizabeth Stonor, vợ của Sir Walter Stonor, quan túc vệ cho Henry VIII.

Sau khi vào tháp, Anne Boleyn đã suy sụp, bà yêu cầu cho biết cha và em trai mình đã bị đưa đi đâu cũng như hỏi rõ những cáo buộc chống lại mình. Bức thư nổi tiếng mà Anne Boleyn đã viết cho Vua Henry VIII vào ngày 6 tháng 5, đã được phổ biến rộng rãi.

Bức thư có nội dung đại khái:

Sir,

Your Grace's displeasure, and my imprisonment are things so strange unto me, as what to write, or what to excuse, I am altogether ignorant. Whereas you send unto me (willing me to confess a truth, and so obtain your favour) by such an one, whom you know to be my ancient professed enemy. I no sooner received this message by him, than I rightly conceived your meaning; and if, as you say, confessing a truth indeed may procure my safety, I shall with all willingness and duty perform your demand.

But let not your Grace ever imagine, that your poor wife will ever be brought to acknowledge a fault, where not so much as a thought thereof preceded. And to speak a truth, never prince had wife more loyal in all duty, and in all true affection, than you have ever found in Anne Boleyn: with which name and place I could willingly have contented myself, if God and your Grace's pleasure had been so pleased. Neither did I at any time so far forget myself in my exaltation or received Queenship, but that I always looked for such an alteration as I now find; for the ground of my preferment being on no surer foundation than your Grace's fancy, the least alteration I knew was fit and sufficient to draw that fancy to some other object. You have chosen me, from a low estate, to be your Queen and companion, far beyond my desert or desire. If then you found me worthy of such honour, good your Grace let not any light fancy, or bad council of mine enemies, withdraw your princely favour from me; neither let that stain, that unworthy stain, of a disloyal heart toward your good grace, ever cast so foul a blot on your most dutiful wife, and the infant-princess your daughter. Try me, good king, but let me have a lawful trial, and let not my sworn enemies sit as my accusers and judges; yea let me receive an open trial, for my truth shall fear no open flame; then shall you see either my innocence cleared, your suspicion and conscience satisfied, the ignominy and slander of the world stopped, or my guilt openly declared. So that whatsoever God or you may determine of me, your grace may be freed of an open censure, and mine offense being so lawfully proved, your grace is at liberty, both before God and man, not only to execute worthy punishment on me as an unlawful wife, but to follow your affection, already settled on that party, for whose sake I am now as I am, whose name I could some good while since have pointed unto, your Grace being not ignorant of my suspicion therein. But if you have already determined of me, and that not only my death, but an infamous slander must bring you the enjoying of your desired happiness; then I desire of God, that he will pardon your great sin therein, and likewise mine enemies, the instruments thereof, and that he will not call you to a strict account of your unprincely and cruel usage of me, at his general judgment-seat, where both you and myself must shortly appear, and in whose judgment I doubt not (whatsoever the world may think of me) mine innocence shall be openly known, and sufficiently cleared. My last and only request shall be, that myself may only bear the burden of your Grace's displeasure, and that it may not touch the innocent souls of those poor gentlemen, who (as I understand) are likewise in strait imprisonment for my sake. If ever I found favour in your sight, if ever the name of Anne Boleyn hath been pleasing in your ears, then let me obtain this request, and I will so leave to trouble your Grace any further, with mine earnest prayers to the Trinity to have your Grace in his good keeping, and to direct you in all your actions. From my doleful prison in the Tower, this sixth of May;

Your most loyal and ever faithful wife, Anne Boleyn

Nội dung bức thư dùng ngữ pháp và nhiều từ vựng trong tiếng Anh cổ, tuy nhiên qua bản dịch đã mượt nhất có thể của các học giả khi chuyển qua ngôn ngữ hiện đại, người ta vẫn có thể thấy được cảm xúc bàng hoàng và đau khổ của Anne Boleyn khi viết bức thư này.

Sau đó, ngày 12 tháng 5 cùng năm, tại Westminster diễn ra phiên xét xử. Weston, Brereton và Norris đều duy trì mình vô tội, chỉ riêng Smeaton nhất quyết nói Anne Boleyn có tội. Sau đó 3 ngày, Anne và George đã bị xét xử riêng biệt trong Tháp London trước 27 công khanh quý tộc. Tuyên bố bản án cho thấy, Anne bị kết tội ngoại tình, loạn luân và phản quốc[63]. Dựa theo Điều luật phản loạn dưới thời Edward III, ngoại tình trong trường hợp Vương hậu phạm phải cũng bị tính là phản quốc, và hình phạt sẽ là 「hanging, drawing and quartering」 dành cho nam[64] và thiêu sống dành cho nữ. Tuy vậy, bản cáo trạng ngoại tình có kèm loạn luân, trở thành điểm xem xét đến vấn đề đạo đức nhân phẩm của bị cáo Anne Boleyn. Một cáo trạng khác của Anne Boleyn dính líu đến ngoại tình chính là âm mưu đầu độc nhà vua, để sau đó bà có thể cưới Henry Norris. Đây được xem là tội trạng chí mạng nhất trong hạng mục "ngoại tình" của Anne Boleyn khi công bố, cũng là tội yêu cầu xử tử chiếu theo luật lệ. Đồng loạt 27 công khanh đều phán Anne có tội, trong đó có người cậu của Anne là ngài Công tước Norfolk, và Henry Percy, bây giờ đã là Bá tước Northumberland. Sau khi tuyên án Anne Boleyn có tội, Percy đã ngã quỵ xuống và phải nhờ người dìu mình đi. Ông qua đời 8 tháng sau mà không có người thừa kế. Tước vị Bá tước Northumberland của Henry Percy sau đó được kế thừa bởi người cháu, Thomas Percy.

Ngày 14 tháng 5 năm ấy, Anne Boleyn bị Henry VIII tuyên bố hủy hôn, 「"Annulment"」, như khi xưa ông làm với Catherine xứ Aragon[65]. Kết án rằng Anne Boleyn sẽ bị chém đầu thay vì thiêu sống, còn em trai của Anne là George, cùng các "tình nhân" của Anne gồm Sir Francis Weston, Sir William Brereton và Mark Smeaton cũng đều bị hình phạt hanging, drawing and quartering đã tuyên bố ở trên.

Phân tích

Căn cứ “Rethinking the Fall of Anne Boleyn” của Greg Walker, có 3 thứ chí mạng nhất khiến Anne Boleyn rơi đài và sau cùng là bị chém đầu. Cả ba đều có liên quan đến phong cách tán tỉnh được gọi là 「"Courtly love"」 ở phương Tây:

  • Mark Smeaton;
  • Lời nói thiếu thận trọng của Anne Boleyn với Sir Henry Norris;
  • Lời đùa giỡn về nhà vua;

Đối với "Mark Smeaton", đây là thành phần mấu chốt nhất khiến vụ án của Anne Boleyn được khởi động. Nguyên lai, Mark Smeaton là một nhạc công tiềm năng được đưa vào vòng tròn Quản hộ của Anne Boleyn. Thông thường, rất nhiều người cho rằng Mark Smeaton bị Thomas Cromwell tra tấn và bị buộc phải khai ra mình "ngoại tình" với Vương hậu và chỉ ra thêm những người khác, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho nhiều băn khoăn. Khi bị bắt vào Tháp London, vào lúc cần lấy lời khai, Anne Boleyn đã nói về Smeaton rằng:「"Nhưng hắn ta chưa bao giờ ở trong phòng của ta, mà chỉ ở Winchester"」[66]. Khi Anne sai Smeaton chơi đàn Virginals, bà tiếp tục thuật lại:「"Cho nên ta chưa bao giờ nói chuyện với hắn trước đây. Trừ vào ngày thứ bảy trước đầu tháng 5, khi đó ta thấy hắn đứng gần cửa sổ tròn trong phòng của ta. Và ra đã hỏi hắn vì sao lại trông buồn rượi như vậy, hắn trả lời không có chuyện gì"」[67]. Sau đó Anne tiếp tục tường thuật lại, rằng mình đã nói với Smeaton rằng:「"Ta hi vọng ngươi không trông mong ta đối đáp ngươi như một quý ông, bởi vì ngươi thực tế là một kẻ dưới"」[68], theo đó Smeaton đáp:「"Không không, thưa Đức bà, chỉ một cái nhìn của bà cũng đủ cho tôi rồi. Thành thực cầu phúc cho Đức bà"」[69]. Khi nhìn những lời khai này, Walker chỉ ra Smeaton rất có thể có động tâm với Anne, hay tệ hơn, Smeaton có một chứng ám ảnh với Anne nhưng qua cuộc trò chuyện có phần xa cách này, càng làm Smeaton suy sụp dẫn đến chỉ 24 giờ sau đó Smeaton liền thừa nhận "ngoại tình" với Anne như một dạng trả thù cho bà. Sự việc với Mark Smeaton, có thể cho thấy Anne Boleyn có vấn đề về giao tiếp với những người khác trong thời gian này, có lẽ do khi ấy bà đã cảm thấy nguy cơ vì nhận thấy nhà vua có ý thay thế mình bằng Jane Seymour. Vừa sẩy thai, chỉ kịp hồi phục trong thời gian ngắn và chứng kiến nhà vua có tình nhân, những điều này hẳn đã khiến Anne Boleyn bị áp lực, và sự "thất thường" này của bà không chỉ thể hiện đối với Mark Smeaton, mà còn ở những vấn đề khác bên dưới.

Nhân tố khác và chí mạng nhất trong vụ án của Anne Boleyn chính là "Sir Henry Norris", vì những lời tán tỉnh giữa Anne và Norris được ghi lại. Hồ sơ vụ án Anne và Norris chép lại rằng, vào ngày 29 tháng 4 năm ấy, tức chỉ 3 ngày trước khi Anne Boleyn bị bắt giữ vào Tháp London, bà đã cùng Norris có một cuộc trò chuyện. Vào lúc đó, Norris là một người góa vợ và có ý với họ hàng của Anne là Madge Shelton. Vào lúc Anne dò hỏi sao Norris tốn thời gian không hỏi cưới Madge, Norris đáp lại sẽ tốn khá nhiều thời gian để ra quyết định, thế là Anne đáp lại:「"You look for dead men’s shoes, for if aught came to the King but good, you would look to have me"」, câu nói này của Anne là một dạng lời tán tỉnh, ám chỉ Norris chậm trễ cưới Madge là vì ông yêu thích Anne và chờ khi Henry VIII chết thì sẽ cưới bà. Thế là Norris hoảng hốt, đáp lại:「"Thần hoàn toàn không có, nếu có ý nghĩ đó thì thần xứng đáng bị chém đầu!"」. Thời xưa, nghệ thuật tán tỉnh hay "Courtly love" là một dạng giao tiếp nam nữ với hình thức tăng tương tác, trong đó có một đề tài Vương hậu hay Nữ vương trêu ghẹo nam cận thần, vỗ về họ vào trạng thái "Thích thú và yêu mến" dành cho nữ chủ nhân. Tuy nhiên thảm họa xảy đến cho Anne Boleyn khi đề cập đến cái chết của nhà vua - một thứ rất rất dễ bị xét thành tội phản quốc.

Dựa trên câu chuyện được đề cập, từng có nhiều ý kiến thực chất Anne Boleyn cùng Sir Henry Norris đang yêu nhau, và họ có ý chờ Henry VIII chết để đến với nhau. Theo Walker, và G W Bernard trong "The Fall of Anne Boleyn", Đặc sứ Thánh chế La Mã là Eustace Chapuys đã báo cáo Norris là cha đẻ của công chúa Elizabeth, đồng thời dẫn theo báo cáo từ William Kingston, cho rằng Anne Boleyn cùng Sir Henry Norris có quan hệ riêng tư. Theo như Kingston, Anne đã đáp về mối quan hệ với Norris rằng:「"I can say no more but nay withyowt I shud oppen my body and ther with opynd her gown adding O Norres hast thow accused me , thow ar in the towre with me, and thou and I shall dy together"」. Bên cạnh đó, Bernad cũng đưa ra lời thú tội của Sir Francis Weston, rằng Norris thường xuyên ra vào phòng ngủ của Vương hậu, hơn là với vị hôn thê Madge[70]. Theo báo cáo của Kingston, Anne Boleyn cũng thừa nhận việc mình chọc ghẹo Norris khi mãi không thấy ông này cưới họ hàng Madge của mình như dự tính[71]. Theo nữ sử gia Lucy Worsley trong bộ phim tài liệu Six wives with Lucy Worsley, đây dường như là kết quả sau khi Anne Boleyn nhận thấy mình bị đe dọa bởi sự xuất hiện của Jane Seymour, và trong khoảng thời gian "căng thẳng" này, bà đã thiếu thận trọng, như cuộc tán gẫu với Norris là kết quả. Về vấn đề này, Bernard có nhận định cả hai hẳn là đang yêu nhau, nhưng Walker lại cho rằng điều nhận định của Bernard hoàn toàn không đủ chứng cứ, mà những gì Anne Boleyn thể hiện trong cuộc trò chuyện với Norris chỉ là những câu đùa cợt. Tuy vậy, Walker cũng không phủ nhận những câu nói này của Anne Boleyn đã đi quá xa, ông nói:

What is clear is that Anne had gone too far… In moving from the kind of abstracted conventional language that characterised the masquerade of courtly love to the pragmatics of “what if…?” – still more obviously when that “what if…?” involved speaking the unspeakable, “What if the king should die?” – Anne had transgressed the boundaries of both courtly etiquette and political safety. For even “imagining” the death of the king was high treason.

.

Điều rõ ràng chúng ta thấy được, Anne đã đi quá xa... Đặc biệt là việc biến đổi những từ ngữ lơ đãng không thực trong ngôn ngữ, biểu trưng của nghệ thuật 'courtly love', thành một dạng câu hỏi mang tính xác thực "what if…?" (for if), và rõ ràng "what if…?" là một dạng cách nói giả dụ mà nội dung của mệnh đề không tiện hoặc bị cấm đề cập. Thế là “What if the King should die?” - câu nói này của Anne đã vi phạm giới hạn của nghệ thuật 'courtly love' lẫn chính trị. Mà ở đây, chính là dám "tưởng tượng" về cái chết của nhà vua, một thứ có đủ lý do bị gán vào tội tạo phản.

— Lời của Greg Walker, trong “Rethinking the Fall of Anne Boleyn”

Sau đó, Anne Boleyn cũng nhận thức chuyện này, bà còn nói Norris đến gặp Thầy tu xưng tội của mình là John Skyp để xác nhận Anne là "Một người phụ nữ tử tế", như một dạng cố gắng xóa bỏ cuộc tán gẫu trên. Tuy nhiên theo Walker thì đây càng là một sai lầm, Anne chỉ nên đơn giản là quên đi những lời đó hơn là để Norris xưng tội, vì như thế trông càng khả nghi hơn. Theo lời nhà thần học Alexander Alesius thuật lại cho Nữ vương Elizabeth I, vào ngày 30 tháng 4 năm đó, tức sau 1 ngày cuộc tán gẫu ở trên phát sinh, ông đã chứng kiến hai vợ chồng này lâm vào tình huống căng thẳng:

Never shall I forget the sorrow which I felt when I saw the most serene queen, your most religious mother, carrying you, still a little baby, in her arms and entreating the most serene king, your father, in Greenwich Palace, from the open window of which he was looking into the courtyard, when she brought you to him. I did not perfectly understand what had been going on, but the faces and gestures of the speakers plainly showed that the king was angry, although he could conceal his anger wonderfully well.

.

Tôi chưa bao giờ quên sự đau buồn của ngày hôm ấy, khi tôi thấy Đức Vương hậu, mẹ của Ngài, ôm Ngài khi ấy vẫn còn là một đứa bé và cầu khẩn Đức vua, cha của Ngài, tại Cung điện Greenwich. Khi đó Đức vua đang ở bên cửa sổ, trông ra sân vườn và bên cạnh là mẹ của Ngài đang ôm Ngài đến trình diện ông. Tôi không hiểu những gì đang xảy ra, nhưng khuôn mặt và hành động của hai người cho thấy Đức vua đã rất tức giận, mặc dù bình thường ông ấy vẫn rất hoàn hảo che đậy những cảm xúc tiêu cực này.

— Lời của Alexander Alesius với Elizabeth I, thuật lại ngày 30 tháng 4 năm 1536

Vấn đề tiếp theo chính là những lời chọc ghẹo đồn đãi do chính Anne Boleyn nói ra. Trong tiến trình điều tra, hồ sơ ghi lại rằng Anne Boleyn rất hay đùa với cận thần trong Quản hộ gia của mình là nhà vua có những bước nhảy khá tệ và phong cách ăn mặc không đẹp mắt. Bà còn nói với em dâu là Jane Parker, Lady Rochford rằng:「"Nestoit habile en cas de soy copuler avec femme et qu’il navoit ne vertu ne puissance"」, hay cho dễ hiểu, nhà vua "Yếu sinh lý" và "Không đủ khả năng". Em trai của Anne là Lord Rochford (tức George Boleyn - Tử tước Rochford), thậm chí còn đùa rằng công chúa Elizabeth có thể không phải là con của nhà vua. Và theo Walker, câu đùa này của Anne cùng George là một trong những lý do khiến cả hai bị tố là loạn luân. Cũng như Walker kết luận trong vấn đề này, những cáo buộc của Anne Boleyn đều là những làn khói không rõ ràng, nhưng chính những thứ này càng trở nên nguy hiểm. Và khi lời thú tội của Mark Smeaton truyền đến, những làn khói này còn được đóng giữ thành một lớp xi măng, nện thẳng vào cuộc đời Anne Boleyn. Bà không bị kết tội vì những gì mình làm, mà là những gì mình đã nói. Trong đó rõ ràng hơn hết là những lời hết sức thiếu ý tứ trong việc đùa giỡn cái chết của nhà vua với Henry Norris - một thứ cực kỳ nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Anne_Boleyn http://www.anne-boleyn.com/ http://www.elfinspell.com/Boleynstyle.html http://www.historyofroyalwomen.com/anne-boleyn/ann... http://www.historytoday.com/susan-walters-schmid/h... http://bobmeades.pages.qpg.com/id29.html http://www.theanneboleynfiles.com/ http://misadventuresofmoppet.wordpress.com/2009/11... http://www.nellgavin.net/boleyn_links/boleynhandwr... http://www.poetry-online.org/boleyn_anne_o_death_r... http://www.worldcat.org/oclc/71370718&referer=brie...